Nhấn mạnh văn hoá Đồng Tháp “thuần khiết như hồn sen” là vô cùng đặc sắc, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Tháp nghiên cứu, đưa văn hoá sen vào văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tạo nét độc đáo riêng về xây dựng Đảng, sự đổi mới của Đảng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khen ngợi Đồng Tháp thành công trong xây dựng hình ảnh địa phương tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ vào cuối tháng 8/2020
Qua vài lần có dịp về thăm Đồng Tháp, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ ấn tượng khi đâu đâu cũng thấy sen. Sen đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của Đồng Tháp và Đồng Tháp đã khá thành công trong việc tạo dựng hình ảnh địa phương gắn với sen - Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội nhắc đến Đồng Tháp là địa phương đầu tiên đưa sản phẩm đặc trưng vào toà nhà Quốc hội. Đó là những sản phẩm mang văn hoá sen thuần khiết, nhẹ nhàng, sâu lắng – nguyên Chủ tịch Quốc hội ngợi khen, đồng thời gợi ý Đồng Tháp nghiên cứu đưa văn hoá sen vào phần chủ đề Đại hội XI, thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, có mục tiêu rõ ràng, phù hợp với tình hình và điều kiện của tỉnh.
Về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, theo nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nhìn chung, 05 năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn và đạt được những thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực; thực hiện đạt và vượt 14/17 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh đề ra.
Tuy là một tỉnh thuần nông, kinh tế tỉnh Đồng Tháp vẫn phát triển ổn định, bộ mặt nông thôn khởi sắc. Về thăm Đồng Tháp, đến thăm các Hội quán nông dân, Hợp tác xã thì thấy tinh thần đoàn kết của người dân làm ăn, phát triển kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm một cách tự nguyện, tự giác. Tỉnh uỷ, nhất là đồng chí Lê Minh Hoan – nguyên Bí thư Tỉnh uỷ (nay là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) rất quan tâm vấn đề này - bà Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ ấn tượng.
Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; giảm dần tỷ trọng nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; tăng giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt, Đồng Tháp xây dựng được nhiều thương hiệu nông sản và chế biến nông sản. Nguyên Chủ tịch Quốc hội nêu dẫn chứng, hiện nay, sản phẩm nông sản chế biến của Đồng Tháp đã có mặt khắp các siêu thị tại Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, thỉnh thoảng sử dụng các sản phẩm của Đồng Tháp để đãi khách, và giới thiệu cho mọi người biết. Nguyên Chủ tịch Quốc hội lấy ví dụ về sản phẩm mứt gừng sấy khô của Đồng Tháp đã khắc phục được các nhược điểm trước đây, sản phẩm sử dụng mọi lúc, mọi nơi với hình thức nhỏ gọn, đơn giản, tiện sử dụng.
Qua đó cho thấy, Đồng Tháp đã làm được việc chế biến, làm tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp và xây dựng thương hiệu. Những việc tuy nhỏ, nhưng phải có tư duy làm kinh tế thì mới suy nghĩ và làm được – nguyên Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Các lĩnh vực thế mạnh của Đồng Tháp là nông nghiệp, thương mại, du lịch. Trong đó, cá tra là ngành hàng chủ lực ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà Đồng Tháp là một trong những tỉnh đầu nguồn có thế mạnh. Riêng, lĩnh vực chế biến cá tra, nguyên Chủ tịch Quốc hội ấn tượng khi Đồng Tháp tiên phong và làm rất sớm trong việc nghiên cứu, chế biến collagen từ da cá tra làm dược phẩm, mỹ phẩm.
Về tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm, Đồng Tháp đạt 6,44%, quy mô kinh tế tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn trước, nhưng vẫn còn thấp; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,6 lần so với đầu nhiệm kỳ. Tuy là tỉnh còn khó khăn, thuộc nhóm trung bình của cả nước, nhưng Đồng Tháp luôn đứng ở vị trí top gữa trên của Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận – nguyên Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội cho rằng, mặc dù kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư nhưng Đồng Tháp vẫn còn nằm trong tình hình khó khăn chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về hạ tầng giao thông. Vừa rồi, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo thuận tiện cho người dân thông thương và giao lưu phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cái khó của Đồng Tháp là cửa ngõ vào địa phương - Quốc lộ 30 - vẫn còn hạn chế, khó khăn. Chính vì vậy, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, thống nhất chung là phải xây dựng mới Quốc lộ 30, phát huy giá trị cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh tạo động lực phát triển không chỉ riêng Đồng Tháp mà cho các tỉnh lân cận như An Giang, Kiên Giang v.v..
Theo nguyên Chủ tịch Quốc hội, những chương trình kinh tế, dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, đạt kết quả khả quan. Ngành nông nghiệp là điểm nổi bật của tỉnh Đồng Tháp được tập trung cơ cấu lại với nhiều giải pháp đột phá, các mô hình như: Cây xoài nhà tôi, Ruộng nhà mình v.v. rất hay mà không phải chỗ nào cũng làm được. Việc này không hề đơn giản mà gắn tình cảm và trách nhiệm giữa người tiêu thụ sản phẩm với người trồng. Không đơn giản là việc bỏ tiền ra để mua sản lượng xoài, sản lượng lúa được thu hoạch, mà người nông dân sản xuất theo quy trình, quy chuẩn và phải sạch; người mua chia sẻ tình cảm và rủi ro với người trồng.
Và Hội quán nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp đoàn kết trong sản xuất, tiêu thụ, lo đầu vào, đầu ra cho nông sản. Về Đồng Tháp, nhìn những người nông dân cùng ngồi lại với nhau một cách tự nguyện, chia sẻ kinh nghiệm, bàn chuyện làm ăn. Đây là những hình ảnh rất hay, mang đậm tính dân chủ ở cơ sở - đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân biểu dương và đề nghị nhân rộng không chỉ riêng ở Đồng Tháp và còn phải cho nhiều địa phương khác trong cả nước.
Việc khuyến khích sản xuất tập trung, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng nông sản, từng bước được phát huy, nguyên Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh Đồng Tháp tiên phong triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trọng tâm là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thành kinh tế nông nghiệp, hướng tới xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng nông sản theo yêu cầu của thị trường là rất đáng khen ngợi.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, xuất khẩu sản phẩm chủ lực của tỉnh tăng trưởng tốt, đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 01 tỷ USD/năm; nông thôn mới khởi sắc. Đáng khen là Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Đồng Tháp 12 năm liền đứng trong top đầu của cả nước. Khởi nghiệp được quan tâm, từng bước tạo phong trào khởi nghiệp trên nhiều lĩnh vực. Công tác quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản và bảo vệ rừng ngày càng chặt chẽ.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, truyền thống dân tộc được giữ gìn và phát huy; giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, giải quyết việc làm, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, an sinh xã hội được đảm bảo, quan tâm, giải quyết chính sách cho người có công được Đồng Tháp chỉ đạo thực hiện tốt; an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo; biên giới ổn định. Nhìn chung, các chỉ tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên - đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đồng Tháp khi đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách, lề lối làm việc của cấp uỷ, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ v.v..
Dongthap.gov.vn
Sau 3 ngày diễn ra (từ 19/5 đến ngày 21/5), Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ I – năm 2022 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 1 - năm 2022, 200 món ăn chế biến từ sen đã được xác lập kỷ lục Việt Nam và kỷ lục thế giới.
Đêm nghệ thuật “Sen trong tôi” đã truyền cảm hứng qua những câu chuyện kể về Sen đầy tinh tế, ý nhị đến du khách có mặt tại Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 1 – năm 2022 (diễn ra từ ngày 19/5 – 21/5 tại Quảng trường Văn Miếu).
Lễ khai mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 1 - năm 2022 đã chính thức diễn ra vào tối 19/5 tại Quảng trường Văn Miếu và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV9), Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp.
Đồng Tháp, vùng đất nghĩa tình, năng động, sáng tạo, nơi không chỉ có sen mà còn có những con người “thuần khiết như hồn sen”, vươn lên, vượt khó để không ngừng phát triển.
Với chủ đề “Sen ngày mới”, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ I – năm 2022 diễn ra từ ngày 19/5 – 21/5/2022 tại Quảng trường Văn Miếu và một số địa điểm khác của Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Lễ Hội Sen Đồng Tháp lần thứ 1 năm 2022. Sáng ngày 20 tháng 5, tại Hội trường UBND Tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra Diễn đàn kết nối du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long lần thứ 2 năm 2022 với chủ đề “Hợp tác và hành động”. Tập trung chuyên sâu nội dung “nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm du lịch nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM trong bối cảnh mới”.
Lúc 20h ngày 19 tháng 5, tại Quảng trường Văn Miếu thành phố Cao Lãnh đã diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội Sen Đồng Tháp với chủ đề Sen Ngày Mới, cùng đêm biểu diễn chương trình nghệ thuật chào mừng “Sen ngày mới” được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình Việt Nam VTV9.
Sáng ngày 19/5/2022, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 1 – năm 2022 đã khởi động một số hoạt động, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân tỉnh nhà và du khách các tỉnh, thành khác.